Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

Microsoft thêm tính năng hỗ trợ công nghệ lập trình HTML5

Hôm qua, 30/11, Microsoft đã cho phép người dùng tải về nền tảng thử nghiệm cập nhật của Internet Explorer 10 (IE10) cho Windows Developer Preview với nhiều ứng dụng hỗ trợ công nghệ lập trình HTML5.
Theo đại diện Microsoft Việt Nam, bản thử nghiệm xem trước Preview 4 mới của IE10 có nhiều hỗ trợ hơn cho công nghệ lập trình HTML5 sẽ giúp các ứng dụng web trở nên phong phú hơn, hiệu suất được cải thiện đáng kể.

Cụ thể, tính năng CORS (Cross Origin Resource Sharing) giúp chuyên gia phát triển ứng dụng sử dụng XMLHttp Request an toàn hơn khi yêu cầu, chia sẻ và di chuyển dữ liệu qua các ứng dụng trên các tên miền (domains) khác nhau.

Cùng đó, bản thử nghiệm cập nhật cũng hỗ trợ cho dữ liệu mảng của JavaScript để lưu trữ và tính toán dữ liệu hiệu quả; File API Writer cho phép nhân viên lập trình blobBuilder xây dựng các tính toán nhị phân lớn trong mã trình duyệt, hỗ trợ chú thích bằng văn bản trên video HTML5 (bao gồm mã thời gian, vị trí và các định dạng tập tin phụ đề)...

Ngoài ra, bản thử nghiệm số 4 của IE10 cũng giới thiệu chế độ cập nhật Quirks mode nhất quán hơn và có tính tương tác với các trình duyệt như Firefox, Chrome, Safari và Opera.

Bản cập nhật này còn hỗ trợ cho khả năng dàn trang, cho phép sử dụng nhiều hơn các tính năng về chuẩn cập nhật như các thành phần HTML5 cho âm thanh, video, vẽ hình...

Phan Minh
Theo ICTNews

Các ứng dụng web thú vị nên thử ngay (phần 4)

Bạn có thể tạo biểu đồ linh hoạt hay bộ hồ sơ xin việc hoặc một phần trình diễn trực tuyến thay thế cho Powerpoint ngay từ các ứng dụng web. Đừng quên thử dùng ứng dụng nhắc việc chuyên dành cho các nhân vật hay... lười.
LazyMeter: không thể lười được nữa!

Trong các phần trước, nhiều ứng dụng web chuyên dùng để nhắc việc đã được Nhịp sống số giới thiệu. Tuy nhiên, LazyMeter có phần độc đáo hơn với cách nhắc việc khá thú vị.
Lịch trình làm việc của bạn sẽ được chuyển thành một dạng playlist, tương tự danh sách nhạc trong một chương trình media player. Một hệ thống biểu đồ đơn giản, rõ ràng giúp bạn theo dõi được tiến trình công việc, những việc nào đã hoàn tất và những gì chưa thực hiện. LazyMeter còn đo đạc mức độ lười qua số lần ngừng (pause) thực hiện một tác vụ nào đó khiến bạn bị thôi thúc phải hoàn tất chúng.

Cacoo: tạo biểu đồ chuyên nghiệp

Không cần phải dùng đến Microsoft Word nhưng vẫn có thể tạo được biểu đồ chuyên nghiệp ở bất kỳ đâu có kết nối Internet dễ dàng, đó là nhờ Cacoo.
Tài khoản miễn phí cũng đủ thỏa mãn nhu cầu tạo biểu đồ đơn lẻ
Nếu sử dụng tài khoản miễn phí, bạn có thể tạo ra các sơ đồ với định dạng PNG và nếu có phí hằng tháng, định dạng mở rộng thêm cho vector, PDF, PS, SVG. Cách tạo các biểu đồ của Cacoo rất đơn giản với những công cụ trực quan hay qua các mẫu tham khảo sẵn có (template) cho nhiều lĩnh vực, từ sơ đồ mạng cho đến biểu đồ công việc hay cả bản vẽ văn phòng.

Ưu điểm của Cacoo còn là khả năng hỗ trợ làm việc nhóm trên cùng sơ đồ, trao đổi trực tiếp qua ứng dụng chat tích hợp ngay bên trong hay chia sẻ thêm cho những thành viên không cùng soạn thảo. Khi đăng ký gói dịch vụ cho nhóm với nhu cầu cao cấp hơn, Cacoo cho phép người dùng theo dõi những thay đổi trong các bản soạn thảo, chức năng quản lý nhóm và chia sẻ khá chuyên nghiệp.

Dùng tài khoản miễn phí của Cacoo là quá đủ cho nhu cầu cá nhân khi cần tạo những biểu đồ. Định dạng PNG có thể dễ dàng đổi sang các định dạng như JPG qua các ứng dụng web đã được Nhịp sống số giới thiệu như DocsPal hay IAZA.

Penzu: trang nhật ký linh hoạt

So với những ứng dụng web nhật ký trực tuyến thì Penzu mang lại cảm giác như đang viết trên một tập giấy truyền thống nhiều hơn.
Những trang nhật ký sẽ thể hiện trên những trang giấy điện tử với nhiều tùy chọn về font chữ hay hình nền. Tuy nhiên, một số chức năng yêu cầu phải nâng cấp lên phiên bản Pro (có phí). Penzu có hai chức năng đáng giá là tìm kiếm (search) và tự động sao lưu (auto-save). Hơn nữa, cách bảo vệ sự riêng tư từ Penzu là đặt mật khẩu cho nhật ký hoặc có thêm chức năng mã hóa nếu trả phí.

Bạn có thể nhập ảnh từ tài khoản Flickr dễ dàng và chia sẻ nhật ký với những ai mình muốn hoặc thiết lập cho trang nhật ký có thể đọc tự do.

Kindle Cloud Reader

Dịch vụ trên nền tảng "điện toán đám mây" được Amazon cung cấp hướng tới người dùng thiết bị đọc sách điện tử Amazon Kindle.
Kindle Cloud Reader hỗ trợ đồng bộ hóa sách trên Amazon Kindle của bạn lên web, khi không mang theo thiết bị đọc sách điện tử này, bạn vẫn có thể xem tiếp sách và trang đang đọc qua trình duyệt web Chrome trên máy tính dùng Mac/PC/Linux hay Safari trên iPad.

Đặc biệt nhất là Kindle Cloud Reader hỗ trợ chế độ hoạt động offline (ngoại tuyến) nên bạn vẫn có thể đọc sách trên trình duyệt ngay cả khi không kết nối vào Internet.

280Slides: thay thế Powerpoint và Keynote

Dễ dàng sử dụng và có khả năng tạo các file trình diễn không thua kém gì với những chương trình desktop như Powerpoint hay Keynote, 280Slides rất đáng để bạn thử dùng.
Tạo file trình diễn và xuất bản trực tiếp trên web
Một trong những tính năng chuyên nghiệp từ một ứng dụng web miễn phí như 280Slides mang lại là nhập (import) tập tin trình diễn đang thực hiện từ Powerpoint để bạn có thể tiếp tục tạo trực tuyến, rất thuận tiện khi soạn thảo trên các máy tính không cài đặt PowerPoint. Hỗ trợ tải về với chuẩn định dạng PowerPoint 2007 hay lưu trữ trong tài khoản cá nhân của mình tại 280Slides.


Bạn có thể chọn nhiều theme sẵn có để làm nền, 280Slides sẽ tự động sao lưu để tránh mất dữ liệu khi có trục trặc về đường truyền Internet hay lỡ tay tắt trình duyệt.

The Birdy: trợ lý tài chính

Không giận dữ như các chú chim trong "Angry Birds", The Birdy trợ giúp bạn quản lý chi tiêu mỗi ngày qua email, khá đơn giản.
Quản lý chi tiêu đơn giản và miễn phí
Cách hoạt động của The Birdy tương tự như ứng dụng nhật ký OhLife đã được giới thiệu ở phần 1, theo đó mỗi ngày The Birdy sẽ email đến bạn, yêu cầu cung cấp những thông tin hoạt động tài chính như bạn đã mua gì, tổng số tiền là bao nhiêu... và sau đó "chú chim" này sẽ tự động sắp xếp lại trình tự các hoạt động trên để bạn theo dõi theo cách thuận tiện nhất.

* một cách thức hay để theo dõi chi tiêu chỉ bằng việc trả lời một email cho mỗi ngày. The Birdy là một ý tưởng hay cho ứng dụng quản lý tài chính đơn giản.

Ngoài The Birdy, Pocketsmith cũng là ứng dụng web hỗ trợ quản lý chi tiêu nhưng có thêm những tính năng chuyên nghiệp hơn. Pocketsmith quản lý theo lịch thời gian và ưu điểm nằm ở khả năng dự đoán được mức chi tiêu trong 6 tháng hay 1 năm nếu giữ mức chi tiêu hiện tại. Theo đó, bạn có thể ước lượng được khoản tiền mình đang tiêu tốn với thói quen chi tiêu hiện tại.
PHONG VÂN
Theo Tuổi Trẻ

Top 10 laptop tốt nhất năm 2011

Trước khi chào đón hàng loạt những đối thủ mới của MacBook Air vào năm 2012, hãy cùng xem lại những chiếc laptop, netbook và ultrabook tốt nhất trong năm nay theo trang tin Business Insider.

10. Netbook HP Pavilion dm1z

Netbook có thể sẽ ít được lựa chọn hơn khi utralbook xuất hiện, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều chiếc netbook khá ấn tượng. Một trong số đó là dòng Pavilion dm1z của HP. Chiếc netbook này có vi xử lý lõi kép, tốc độ 1,2 GHz, RAM 2GB, dung lượng ổ cứng 320 GB, chạy hệ điều hành Windows 7 Home Premium. Nhờ vào sức mạng xử lý này và màn hình 11,6 inch, dm1z có hoạt động tương đương với khá nhiều ultrabook khác.

9. Alienware M11x

Đối với các game thủ thì Alienware M11x là một sự lựa chọn tuyệt vời. M11x có tất cả những thông số tốt nhất cho một chiếc laptop chơi game, máy có kiểu dáng hầm hố đậm chất game với vỏ bằng nhôm chắc chắn. Trong khi đó phần đệm tay được làm bằng nhựa sần cao cấp tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng vì không để lại dấu vân tay. Cấu hình cao nhất của thiết bị này là vi xử lý Core i7 tốc độ 1,5 GHz, RAM 16GB, đồ họa NVIDIA GeForce 2GB, màn hình 11,6 inch HD 720p và dung lượng ổ cứng 750 GB.

8. Dell XPS 14z

Chiếc Ultrabook đầu tiên của Dell có giá cao hơn nhiều một số đối thủ cạnh tranh. Thiết bị này có màn hình 14 inch và mỏng 0,9 inch (khoảng 2,3 cm). Đây sẽ là sự lựa chọn tốt cho những ai thích có màn hình lớn hơn so với màn hình của những chiếc ultrabook khác.

Thông số kĩ thuật của mẫu cơ bản: vi xử lý Intel i5 tốc độ 2,4 GHz, RAM 6GB, màn hình 14 inch HD 720p, dung lượng 750 GB nếu là ổ cứng truyền thống và 256 GB nếu dùng ổ cứng thể rắn.

7. Acer Aspire S3
Acer đã thực hiện một nỗ lực đáng kể đầu tiên tại thị trường ultrabook. Tuy nhiên chiếc ultrabook này của Acer vẫn chưa thật sự đạt chuẩn, có rất nhiều chi tiết làm bằng nhựa đem lại cảm giác không sang trọng, tuổi thọ pin còn kém, hiệu suất cũng không được nhanh như các đối thủ cạnh tranh là Asus Zenbook và Toshiba Portege Z830.

Tuy nhiên, nếu bỏ qua các chi tiết đó, Aspire vẫn là một thiết bị đáng để mua với giá khá hợp lý.

6. Asus Zenbook

Đây cũng là thế hệ ultrabook đầu tiên của Asus có tên Zenbook với rất nhiều mẫu và cấu hình. Cũng giống như thiết kế của MacBook Air, Zenbook có độ dày không đồng đều, điểm dày nhất là 9mm và mỏng nhất chỉ 3mm. Thiết bị này có 2 kích cỡ màn hình 11,6 và 13,3 inch.

Những thông số kỹ thuật đáng chú ý khác bao gồm vi xử lý Intel Core i3, i5 hoặc Core i7, RAM lên đến 4 GB và dung lượng lưu trữ ổ cứng thể rắn SSD lên tới 256 GB.

5. HP Elitebook 8460p

EliteBook 8460p có màn hình 14 inch, vỏ được thiết kế từ hợp kim magie, nhôm đáp ứng tiêu chuẩn quân sự MIL-STD 810G với khả năng chịu lực, chịu nhiệt, chống xước và chống bị ăn mòn cao. Những thông số đáng chú ý khác của thiết bị này bao gồm ổ cứng 320 GB, vi xử lý Intel Core i5 tốc độ 2,5 GHz.

4. Toshiba Portege Z830

Portege Z830 của Toshiba là một trong những chiếc ultrabook rất đáng nể. Nó có thiết kế góc cạnh và sang trọng đem lại cảm giác rất chuyên nghiệp, hơn nữa thiết bị này có gần như đầy đủ tất cả các cổng kêt nối hữu dụng như HDMI, USB, cổng kết nối với màn hình, thậm chí cả Ethernet.

Chiếc Portege có thể sánh ngang về hiệu suất hoạt động như MacBook Air, với thời khởi động chỉ trong 15 giây nhờ có ổ cứng thể rắn. Có một số tùy chọn và nâng cấp cho các mẫu Portege Z830, nhưng mẫu cơ bản với màn hình kích thước 13 inch có giá phải chăng cũng khá đủ làm hài lòng nhiều người dùng.

3. Samsung Series 9

Series 9 không rẻ nhưng đây là một trong những chiếc laptop siêu mỏng và mạnh mẽ nhất, mặc dù giá của máy cũng thuộc vào hàng khá cao.

Máy có thiết kế mỏng chỉ 1,8 cm, trọng lượng 1,3 kg, màn hình 13 inch rất sáng. Thông số kĩ thuật khác của máy bao gồm ổ cứng thể rắn 128 GB, RAM DDR3 lên tới 8GB.

2. MacBook Pro

Khi nói đến một thiết bị vừa mạnh mẽ vừa có hình dáng sang trọng, chắc chắn không thể nào bỏ qua được Macbook Pro. Dòng laptop của Apple có cổng Thunderbolt, giúp kết nối nhanh với tất cả các thiết bị có kết nối và màn hình của bạn. Người dùng có thể nâng cấp lên ổ cứng thể rắn thay cho ổ cứng truyền thống để trải nghiệm tốc độ hoạt động nhanh hơn.

Với 3 mẫu kích cỡ màn hình, MacBook Pro đích thực là một trong những chiếc laptop mạnh nhất và tốt nhất hiện nay.

1. MacBook Air
Macbook Air đã tạo lên một cuộc cách mạng về công nghệ laptop, rất nhiều hãng sản xuất đều cố gắng cho ra đời một sản phẩm tương tự. Những mẫu Macbook Air mới nhất được giới thiệu vào mùa hè năm này hiện đã có cổng Thunderbolt, cho phép bạn truyền dữ liệu lên tới 10 Gb/giây hoặc kết nối với màn hình ngoài để có chất lượng hiển thị hình ảnh tốt hơn. Hiện sản phẩm này có 2 loại kích cỡ màn hình là 11 và 13 inch.

Phạm Khánh
Theo ICTNews/SAI

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011

Các ứng dụng web thú vị nên thử ngay (phần 3)

Một tuần mới với những ứng dụng web mới, xin giới thiệu đến bạn danh sách tiếp theo để trải nghiệm những "trợ lý" trực tuyến rất thú vị.
Coolendar

Tuy có khá nhiều những dịch vụ ứng dụng web chuyên nghiệp như Google Calendar nhưng khi trải nghiệm Coolendar, người dùng có thể sẽ cảm nhận được cách lên lịch biểu đơn giản nhưng rất linh hoạt. Một danh sách hiển thị rõ ràng giúp bạn tập trung nhanh vào sự kiện mà Coolendar được thiết lập để nhắc bạn, bao gồm: thời gian và nội dung thông tin như địa điểm.
Quản lý sự kiện dễ dàng hơn với Coolendar
Có thể nói Coolendar tìm đủ mọi cách để... nhắc việc với nhiều hình thức bao gồm: nhắc sự kiện từ web, qua email hay điện thoại di động, Google Talk hay cho cả Amazon Kindle.

TeamLab

Trong hai kỳ trước đây (Phần 1 | Phần 2), Nhịp Sống Số cũng đã giới thiệu các ứng dụng web hỗ trợ làm việc nhóm trực tuyến như Nirvana, Flow, Meetin.gs (họp trực tuyến), Conceptboard và nay là TeamLab.
Bạn sẽ phải ngạc nhiên về khả năng của TeamLab khi trải nghiệm nó hoàn toàn miễn phí
TeamLab hỗ trợ khá nhiều chức năng nhưng lại hoàn toàn miễn phí, cho phép tạo ngay một đường dẫn cho từng nhóm, ví dụ: nhipsongso.teamlab.com rồi bổ sung các thành viên tham gia dự án, quản lý từng dự án, trò chuyện trao đổi trực tuyến với các thành viên, đưa ra các thông báo mới khi dự án có cập nhật. Mức độ chi tiết mà TeamLab mang lại khi quản trị một dự án cũng khá ấn tượng, tương đối đầy đủ cho một dịch vụ miễn phí.

* Một ứng dụng web hay và hoàn toàn miễn phí, phù hợp cho quản lý các dự án nhỏ mà bạn có thể theo dõi cập nhật nhanh từ Internet.

Ngoài TeamLab, bạn cũng có thể thử nghiệm Doolphy để quản lý dự án. Hạn chế của Doolphy là thu phí cho các gói dịch vụ, tài khoản miễn phí chỉ có thể tạo một dự án duy nhất và hạn chế về dung lượng chia sẻ dữ liệu giữa các thành viên. Tuy nhiên, thế mạnh của Doolphy nằm ở chức năng xuất báo cáo ra dạng Excel, thiết lập quyền hạn cho từng thành viên tham gia dự án.
Đây là một lựa chọn khác bên cạnh ứng dụng Evernote khá nổi tiếng. Chức năng chính của Simplenote là hỗ trợ sao lưu những ghi chú mà bạn có thể đồng bộ hóa cho nhiều thiết bị như PC hay laptop dùng Windows hoặc Mac cho đến các thiết bị di động như iOS (iPhone, iPad) hay Android.
SimpleNote đơn giản theo đúng nghĩa
Giao diện Simplenote đúng như tên gọi của nó, đơn giản và rõ ràng.

Fyels: chia sẻ 9GB dữ liệu

Hiện có rất nhiều website cung cấp dịch vụ chia sẻ dữ liệu như MediaFire, YouSendIt, Rapidshare, Megaupload... nhưng Fyels có phần nhỉnh hơn vì cách thức chia sẻ nhanh gọn, không quá rườm rà và hơn hết là cho chia sẻ đến 9GB dữ liệu.
Chia sẻ tập tin dữ liệu đến 9GB
SocialMention

Một ứng dụng hay tương tự Google Alert để cập nhật luồng tin truyền thông xã hội, giúp bạn theo dõi được các chủ đề hấp dẫn mà mình đang nghiên cứu hay viết hoặc chỉ đơn giản là tìm hiểu về nó. Các từ khóa tìm kiếm có liên quan cũng được gợi ý giúp bạn biết được các từ đang phổ biến để kết nối.
Tìm kiếm tin tức theo xu hướng truyền thông xã hội
Minutes.Io: quản lý các cuộc họp

Nếu bạn thường xuyên phải quản lý quá nhiều cuộc hội họp thì Minutes.Io sẽ là công cụ thích hợp, trợ giúp bạn như một người trợ lý trực tuyến chăm chỉ.
Quá dễ dàng lên kế hoạch cho một cuộc họp
Minutes.Io rất dễ sử dụng, thậm chí không cần phải đăng ký tài khoản mà có thể tạo nhanh ngay một bảng ghi chú cho cuộc họp sắp tới, bao gồm: chủ đề buổi họp, thời gian, địa điểm, danh sách người tham dự, những việc cần làm... Mọi thứ đều diễn ra như bạn đang viết trên một tờ giấy để lập kế hoạch cho buổi họp. Đặc biệt là bạn có thể tận dụng Minutes.Io để ghi lại những lưu ý từ các buổi hội thoại từ Skype.

*quá đơn giản nhưng tiện lợi đến không ngờ, bạn nên thử sử dụng Minutes.Io hoặc kết hợp với Meetin.gs đã được giới thiệu trong phần trước.

Lastpass: chỉ cần nhớ một mật khẩu

Lasspass là một ứng dụng rất hay để quản lý toàn bộ các mật khẩu của bạn, đồng bộ tài khoản xuyên suốt các thiết bị mà bạn đang sử dụng.

Bạn có thể cài đặt ứng dụng này vào trong bất kỳ trình duyệt web nào kể cả các trình duyệt trên thiết bị di động, chúng sẽ được đồng bộ dữ liệu với nhau nên không phải lo nhập thủ công từng tài khoản cho mỗi trình duyệt. Khi truy cập đến website mà bạn có tài khoản, Lastpass sẽ tự động điền thông tin để bạn đăng nhập.
Một ứng dụng trực tuyến nên dùng cho mọi cư dân mạng
Cái lợi khi dùng Lastpass là không phải nhớ hàng loạt mật khẩu khi bạn có quá nhiều tài khoản, nào là email, diễn đàn hay tài khoản từ các website. Bạn chỉ cần nhớ một mật khẩu cho tài khoản Lastpass còn công việc ghi nhớ tất cả các tài khoản còn lại sẽ được Lastpass phụ trách. Chức năng tạo mật khẩu ngẫu nhiên và an toàn cũng rất đáng dùng.

* Ứng dụng hay và nên dùng, đặc biệt là cho các cư dân mạng thường xuyên lướt nhiều website, tham gia nhiều diễn đàn hay mạng xã hội. Nếu trả thêm 1 USD mỗi tháng, LastPass còn tăng cường thêm chức năng chống keylogger (phần mềm ghi lại thao tác bàn phím), bảo mật cho tài khoản Lastpass thêm an toàn hơn, cho phép sao lưu và khôi phục các tài khoản từ Lastpass.

PHONG VÂN
Theo Tuổi Trẻ

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011

Điều khiển máy tính từ xa từ Chrome

Các phần mềm để điều khiển máy tính từ xa không phải điều gì quá mới mẻ, song các kỹ sư tại Google đã tìm ra cách để tích hợp tính năng này vào thẳng trình duyệt Internet Google Chrome.
Có dung lượng rất nhẹ, chỉ khoảng 17 MB, bộ công cụ mở rộng (extension) mang tên Google Remote Desktop đã có thể tải về dưới phiên bản thử nghiệm (beta). Ứng dụng này cho phép người dùng kết nối đến một máy tính khác và điều khiển từ xa ngay trên trình duyệt Chrome.

Đối tượng cần sử dụng các phần mềm điều khiển từ xa (remote-access software) là bộ phận IT (công nghệ thông tin) trong các công ty lớn, để truy cập vào máy tính của một người dùng bất kỳ thuộc hệ thống mà không cần phải trực tiếp tiếp cận. Đây cũng là loại công cụ để giúp đỡ những ai không rành rẽ về máy tính, đặc biệt là khi cỗ máy của họ gặp nguy khi chủ nhân vô tình tải xuống các phần mềm độc hại.

Chrome Remote Desktop hoạt động tốt trên nhiều nền tảng hệ điều hành khác nhau, cho phép người sử dụng kết nối với máy Macintosh, Windows, Linux và Chromebooks (laptop dùng hệ điều hành Chrome OS), miễn là thiết bị đó có cài đặt trình duyệt Chrome Remote Desktop bên trong hệ điều hành Chrome.

Sau đây là hướng dẫn cụ thể cách cài đặt và tiến hành sử dụng Chrome Remote Desktop:

Bước 1: Vào trang chủ của Chrome Remote Desktop.

Bước 2: Nhấn nút Add to Chrome. Đến đây bạn sẽ được yêu cầu nhập tiếp tài khoản Google của mình (bước này sẽ được tự động bỏ qua nếu trước đó người dùng đã đăng nhập).

Bước 3: Chọn Yes để xác nhận mong muốn tải về và cài đặt Chrome Remote Desktop.

Bước 4: Sau khi đã cài đặt thành công, một biểu tượng Chrome Remote Desktop “mới toanh” sẽ xuất hiện trong trang New Tab. Nhấp chuột vào đây để bắt đầu quá trình sử dụng.

Bước 5: Lúc này Chrome Remote Desktop sẽ yêu cầu sự cho phép của người dùng để:
  • Xem địa chỉ e-mail
  • Xem các máy tính có tính năng Chrome Remote Desktop
  • Xem và gửi tin nhắn trò chuyện

Chọn Allow Access để bắt đầu chia sẻ máy tính của bạn với các máy tính có nhu cầu truy cập từ xa khác.

Bước 6
: Chọn Share This Computer (tạm dịch: Chia sẻ máy tính này) để tạo ra một dãy mã dùng-một-lần (chỉ cho một phiên làm việc duy nhất). Sau đó bạn có thể gửi đoạn mã này đến người có máy tính cần truy cập từ xa.

Để tiến hành kết nối với một máy tính khác:

Bước 1: Vẫn làm theo các thao tác tương tự ở trên, để tải về và cài đặt Chrome Remote Desktop. Sau đó nhấp vào biểu tượng Chrome Remote Desktop ở trang New Tab để bắt đầu sử dụng.

Bước 2: Chọn access a shared computer (tạm dịch: kết nối với một máy tính đã được chia sẻ) để nhập vào đoạn mã lấy từ bước 7 ở trên, để kết nối với máy tính đã được chia sẻ trước đó.

Hiệu năng sử dụng của công cụ mở rộng mới từ Google phụ thuộc rất lớn vào chất lượng đường truyền Internet, cũng như cấu hình của chính thiết bị mà người dùng sử dụng. Hiện Chrome Remote Desktop không cho phép gửi tín hiệu âm thanh (audio), nên người dùng ở hai đầu đường truyền sẽ không thể nghe được máy bên kia đang nghe nhạc hoặc xem phim gì.

Tuy mới chỉ là phiên bản thử nghiệm, song với sự miễn phí của nó, Google đã gửi đi một tín hiệu “đe dọa” rất rõ ràng đến các công ty cung cấp phần mềm điều khiển từ xa, vốn gây ra phí tổn không nhỏ trong chi phí hoạt động định kỳ của các công ty lớn.

THÚY QUỲNH
Theo Tuổi Trẻ

Các ứng dụng web thú vị nên thử ngay (phần 2)

Miễn phí và trực tuyến, có thể truy cập từ bất kỳ đâu có kết nối Internet, mời bạn đọc cùng lướt danh sách các ứng dụng web thú vị giúp ích cho công việc hằng ngày của bạn.
Cùng với sự phát triển của các công nghệ web và chuẩn mới, những ứng dụng trên desktop dần dần được chuyển sang xây dựng trên nền web. Xu hướng sử dụng trực tiếp các ứng dụng trực tuyến đang ngày càng phổ biến vì tính tiện lợi, dữ liệu được lưu trữ ngay trên "nền tảng đám mây", có thể truy cập từ bất kỳ đâu để truy xuất thông tin.

Ứng dụng trên nền web hiện nay khá đa dạng, phục vụ được nhiều loại hình công việc và nhu cầu sử dụng của người dùng. Hơn nữa, khi sử dụng ứng dụng web, người dùng không cần quan tâm mình đang sử dụng hệ điều hành Windows, Linux hay Mac OS hoặc thậm chí là từ các thiết bị di động như tablet hay smartphone.

Lubith: sáng tạo theme cho Wordpress
Sáng tạo theme cho Wordpress
Không phải người dùng nào cũng có thể tự tạo theme (giao diện web) cho blog Wordpress của mình, đại đa số sử dụng các theme có sẵn. Lubith cho phép tạo ngay cho mình một theme mang phong cách riêng biệt để dùng với Wordpress. Tha hồ sáng tạo với các ý tưởng từ chính bạn.

Nirvana: quản lý dự án trực tuyến

Nirvana trợ giúp quản lý dự án trực tuyến theo cách thức đơn giản nhưng khá hiệu quả. Lịch trình công việc được liệt kê khoa học theo các mốc thời gian, theo dự án kèm theo khả năng tìm kiếm nếu lỡ có quên một tác vụ nào đó.
Nirvana có giao diện đẹp mắt, tiện lợi khi sử dụng
Ngoài ra, nếu bạn là một lập trình viên phát triển web, chuẩn bị ra mắt một website thì có thể lên kế hoạch các bước với LaunchList. Mặc dù để sử dụng toàn bộ tính năng ứng dụng web này thì bạn phải trả phí nhưng vẫn có thể dùng miễn phí với phiên bản Lite LaunchList giới hạn một số tính năng. Các bước nhắc nhở rất cần thiết trước khi ra mắt website sẽ được LaunchList làm rất tốt.
LaunchList, nhắc việc hiệu quả cho các webmaster trước khi ra mắt website
Khi làm việc nhóm, Flow lại là công cụ thích hợp hơn, quản lý các tác vụ cần thiết. Đặc biệt là nó hỗ trợ cả nền tảng iOS và Mac OS nên người dùng có thể sử dụng ngay trên iPhone hay các dòng Mac.
Flow có ứng dụng hỗ trợ cho người dùng iPhone
Ngoài ra, NSS cũng giới thiệu một ứng dụng web thương mại, tổng hợp hai chức năng chính bao gồm: quản lý dự án và quản lý quan hệ khách hàng (CRM), đó là Apollo. Bạn có thể dễ dàng quản lý nhiều dạng tác vụ khác nhau trong cùng một ứng dụng này. Do sở hữu các tính năng chuyên nghiệp nên Apollo đòi hỏi mức phí để sử dụng, tùy thuộc vào số lượng dự án, dung lượng lưu trữ hay số thành viên tham gia dự án mà mức phí hằng tháng khác nhau (xem tại đây).

Pen.Io: sổ tay ý tưởng
Pen.Io có giao diện đơn giản
Bất cứ khi nào có ý tưởng nảy sinh thì bạn có thể dùng ngay sổ tay trực tuyến Pen.Io http://pen.io để ghi nhận lại và chia sẻ chúng theo cách riêng rất đẹp mắt. Pen.Io được sử dụng khá đại trà cho nhiều nhu cầu liên quan đến văn bản như chia sẻ một bài thơ vừa sáng tác hay viết thư ẩn danh, viết bài văn trực tuyến...Mỗi người dùng đều có thể tạo trang riêng và tha hồ phóng bút tại Pen.Io.

FlipSnack: tạo tạp chí số

FlipSnack khá thú vị, bạn chỉ cần đưa một tập tin PDF của mình lên thì FlipSnack sẽ chuyển nó thành một quyển sách hay tạp chí trực tuyến đẹp mắt. Sách này có thể tương tác lật trang, cho cảm giác như đang xem một quyển sách thật đặc biệt là khi xem trên các thiết bị có giao diện cảm ứng như Samsung Galaxy Tab hay Apple iPad.
Tạo sách từ PDF
Meetin.gs: họp trực tuyến miễn phí

Một ứng dụng rất hữu ích cho các doanh nghiệp nhỏ có các trụ sở, chi nhánh nằm cách xa nhau, cách tốt nhất để tiết kiệm chi phí đi lại hội họp là giải pháp họp trực tuyến.
Ứng dụng tiện lợi và tiết kiệm cho doanh nghiệp nhỏ
Meetin.gs hỗ trợ tạo một phòng họp trực tuyến hoàn toàn miễn phí. Trong đó, những thành viên tham gia có thể chia sẻ tài liệu, ghi chú, văn bản, đặc biệt là có thể tham gia họp từ thiết bị di động như máy tính bảng iPad hay smartphone iPhone có cài đặt ứng dụng hỗ trợ.

Memolane: lưu giữ khoảnh khắc
Tên gọi của ứng dụng Memolane bao hàm ý nghĩa về chức năng chính của nó: lưu giữ lại những khoảnh khắc trong cuộc sống của bạn. Memoland cho phép bạn nhập dữ liệu từ các mạng xã hội như Twitter, Facebook, Instagram, Flickr, YouTube, Picasa, Vimeo, Wordpress... và chia sẻ những thông tin này với người nào bạn muốn.

Kiểu chia sẻ từng thời điểm, khoảnh khắc từ Memolane khá thú vị, bạn nên thử khám phá.

PHONG VÂN
Theo Tuổi Trẻ

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2011

HostGator tiếp tục giảm giá 50% với chương trình Cyber Monday

HostGator vừa Email cho Mialui để thông báo một tin vui. Để khuyến khích những ai đã bỏ lỡ cơ hội đăng ký host vào ngày thứ sáu đen tối (Back Friday). Chương trình Cyber Monday với các khuyến mãi tương tự, giảm 50% tất cả các gói lưu trữ. Không bao gồm tên miền.

Riêng gói VPS và Dedicated chỉ áp dụng cho tháng đầu tiên.

Thời gian giảm giá: bắt đầu từ 12:00 AM (nửa đêm) CST ngày 28/11/2011 cho đến 11:59 PM CST ngày 28/11/2011.

Dưới đây là bảng giá:

  • Shared hosting$ 4,95 bây giờ chỉ còn $ 2.48/month (trả trước)
  • Reseller Hosting$ 24,95 bây giờ chỉ còn $ 12.48/month (trả trước)
  • VPS Hosting$ 19,95 bây giờ chỉ còn $ 9.98/month (tháng đầu tiên)
  • Dedicated Servers$ 174 bây giờ chỉ còn $ 87/month (tháng đầu tiên)

Coupon: đã tích hợp theo link này  hoặc CyberMonday2011

Tất cả thủ tục gói gọn trong một ngày, hãy nhanh chân đăng ký.

Chúc các bạn vui vẻ!

SimpleRetro giúp bạn có những tấm ảnh độc đáo cho Facebook

Bạn muốn đưa lên những bức ảnh thật độc đáo lên Facebook hoặc Twitter nhưng lại gặp khó khăn trong việc thêm các hiệu ứng? SimpleRetro sẽ giúp bạn làm việc đó một cách nhanh chóng mà không cần phải cài đặt gì. Ứng dụng có thể thêm các hiệu ứng ngả vàng lên ảnh chỉ với vài lần kích chuột đồng thời còn có khả năng chụp ảnh webcam của bạn và chỉnh sửa ngay bức ảnh đó. Bạn chỉ cần đăng ký với vài bước đơn giản hoặc có thể sử dụng ngay tài khoản Facebook để đăng nhập.

Ứng dụng cung cấp các bức ảnh phổ biến trong mục Popular hoặc mới nhất trong mục Recent. Ngoài ra bạn có thể tải ảnh lên trong phần Upload cũng như chụp ảnh webcam ngay trong mục Snap.
Nếu bạn muốn tải ảnh lên để chỉnh sửa, bạn chỉ cần kéo và thả chúng vào trong giao diện của chương trình. Tại đây bạn cũng có thể kích hoạt webcam hoặc nhập một URL của ảnh để chỉnh sửa.
Sau khi ảnh đã được tải lên, bạn sẽ thấy các hiệu ứng mà chương trình hỗ trợ như Sunny, Daydream, Cinematic...
SimpleRetro cung cấp một loạt các bộ lọc nên bạn có thể thoải mái lựa chọn hiệu ứng mình thích. Nhấp vào hiệu ứng bạn mà bạn muốn và bức ảnh của bạn sẽ được chỉnh sửa ngay lập tức.
Giờ đây hiệu ứng Retro đã không còn là một điều gì quá khó nữa và tất cả mọi người đều có thể sử dụng nó. Hãy thử dùng SimpleRetro và cho chúng tôi biết cảm nhận của bạn như thế nào nhé.

Bạn có thể sử dụng SimpleRetro tại đây.
Tham khảo: Addictivetips
Theo Genk/MaskOnline

19 điều giúp bạn kiếm được tiền với Google Adsense

1. Bạn nên dùng chính sách một nghề cho chín còn hơn chín nghề, đừng làm nhiều cái web quá, quản lý hông có nổi và lượng truy cập sẽ không có nhiều.

2. Nên chơi duy nhất 1 loại quảng cáo Google Adsense, vì nó cho ta sự thống nhất và dể quản lý, với lại như thế sẽ không vi phạm quy định của Google Adsense trên cùng 1 trang.

3. Hãy nhớ, nội dung là Vua, chơi Google Adsense là quan trọng. Nhưng hãy xem người truy cập là Hoàng hậu, nhưng nếu không có Vua không có người truy cập vào xem nội dung bổ ích cái web của bạn thì chẵng mấy chốc bạn sẽ không kiếm được đồng nào.

4. Sắp xếp thật hợp lý vị trí đặt Google Adsense, bạn nên làm cho người ta chú ý tức thời khi vào xem cái web của bạn, tuy cách này là tự bán khách cho người khác, nhưng nó lại cho ta một hiệu quả chơi Google Adsense tốt nhất, hãy đặt nó lên đỉnh cái website và một bên hông của bài viết, Google Adsense sẽ hiển thị tốt và sẽ cho một sự “đánh đồng” nội dung cao.

5. Nếu nội dung ngắn, bạn đặt Google Adsense ở phía trên, nội dung dài bạn đặt Google Adsense vào đâu đó bên trong nội dung, người ta sẽ có nhu cầu tìm kiếm thông tin khi đang đọc.

6. Nếu không thể dùng text như tôi đã nói, bạn buộc dùng hình ảnh thì nên chọn: 300×250 medium rectangle hoặc 160×600 wide skyscraper – hoặc cả 2 nếu bạn đặt nó để hiển thị nhiều trang.

7. Bạn chỉ có thể dán vào 1 trang như thế 3 cái Google Adsense. Một dòng link . 2 cái Search, 1 cái link sản phẩm Google Adsense, nếu bạn có thêm nó cũng chả hiện ra.

8. Nhưng dòng đầu tiên là điều quyết định Google Adsense sẽ hiển thị gì, hãy dùng h1 hay h2 cho những dòng mô tả này.

9. Nếu là hộp tìm kiếm, hãy cho nó hiển thị ra ở cửa sổ mới, điều này không có vi phạm quy định của Google Adsense, bạn không tin thì hãy mail hỏi họ sẽ biết.

10. Đa số mọi người đều nghĩ cái Search luôn nằm trên đỉnh của cái web, cho nên bạn biết đâu là nơi đặt nó rồi chứ ?

11. Nếu có thể, đừng viết hết nội dung vào 1 trang mà hãy để người ta sang trang khác để đọc, việc này sẽ giúp tăng tỷ lệ click Google Adsense hơn, vì người ta vẩn chưa tìm được cái người ta muốn, việc đó sẽ kích thích họ click vào Google Adsense hơn.

12. Dùng URL channels để check được mổi cái web riêng lẻ nếu bạn có nhiều web sài Google Adsense.25, Nếu CTR trang quá thấp, hãy xem lại cái tiêu đề và nội dung, hãy tối ưu lại nó.

13. Sử dụng Use Overture hoặc Google Adwords Keywords để xe người ta quan tâm đến từ khóa nào nhiều nhất trong lĩnh vực bang đang theo đuổi và cố tối ưu cái trang của bạn hướng theo nó.

14. Hãy dùng chương trình fix click Google Adsense để bảo vệ cái tài khoản của bạn khỏi những click xấu.

15. Hãy dùng Google sitemap, nó có cho bạn biết người dùng đến với bạn bằng các từ khóa nào, và nếu có thể hãy xem người ta quan tâm những từ khóa nào trong cái web của bạn rồi bổ sung thêm cho nó hợp lý.

16. Nếu bạn chỉ vì Google Adsense, hãy xem từ khóa nào có giá trị cao, hãy mua cái Domain có nội dung tương tự đó, rồi xem web nào quảng cáo , web nào liên quan và nội dung phong phú hơn, hãy dùng trình download, down nguyên cái html đó về và dán code Google Adsense của bạn vào. Nó không hiển thị cái nội dung có từ khóa cao đó mới lạ, cái này gọi là tận dụng chất sám.

17. Đừng có khoe khoang cái Domain bạn đang chơi Google Adsense ra đối với mọi người, vì rất dể bị ghen ăn tức ở.

18. Hãy lọc đi các quảng cáo có tỷ lệ bid quá thấp 0.1$

19. Nên kiếm cái Domain nào trên 1 năm tuổi để chơi. Dưới 1 năm tuổi Google nó đánh giá độ trust thấp thì có hiển thị ads có giá trị bid cao vẫn chỉ được tầm 0.01$

Sưu tầm

Backlink tự nhiên

Chúng ta đã nghe nhiều về trang kết quả tự nhiên (Organic SERP) thế thì hôm nay tôi giới thiệu với các bạn backlink "tự nhiên". Nghe có vẻ lạ phải không nào?

Nếu bạn hiểu tất cả các SE bao gồm cả Google đều mong muốn đem lại một kết quả chính xác nhất, tự nhiên nhất cho người sử dụng, backlink cũng thế. Thực chất Google không hề có chủ ý tạo ra khái niệm backlink, họ chỉ mong muốn một trang nào đó có nội dung hữu ích, chất lượng và được các webmaster khác copy về trang của người đó và để lại liên kết nguồn. Điều này tương tự những trang copy về "vote" cho trang có nội dung hữu ích, spider nhận thấy điều này và khẳng định trang nguồn là trang tốt nhất nên những trang khác mới copy về và xếp hạng cho trang nguồn ở vị trí cao.

Rõ ràng chúng ta không thể bác bỏ quan điểm này của Google hay các SE khác, nó quá chính xác. Mà cũng vì sự chính xác đó mới tạo ra kẽ hở cho cái gọi là backlink và các bạn cũng thấy chỉ riêng ở VN chúng ta, backlink đã trở thành "vấn nạn".

Backlink + anchor text (dĩ nhiên chứa từ khóa) đã thành [b]một kỹ năng[/b] thuần thục của SEOer; nếu 1 backlink không có anchor text (raw backlink) thì xem như backlink đó vô giá trị (ít nhất với việc gia tăng thứ hạng cho 1 từ khóa nào đó). Và bạn có nghĩ đến Google xem các backlink + anchor text quá nhiều cho một từ khóa nào đó sẽ là những "vote" giả mạo?

Cá nhân tôi đồng tình quan điểm này và tôi nghĩ các bạn cũng không thể phủ nhận. Các bạn cứ nghĩ xem, nếu bạn thấy 1 trang hay 1 site nào đó quá hay, bạn copy 1 bài viết về trang của bạn thì bạn để backlink như thế nào? Backlink + anchor text hay raw backlink? Bạn đã có câu trả lời rồi nhé!

Rõ ràng chúng ta (trong đó có tôi) đang hằng ngày xây dựng hàng đống backlink (hoặc hàng đống "vote") giả mạo và đến 1 lúc nào đó chúng ta sẽ lãnh đủ cho những hành động có hệ thống của chúng ta. Nhưng chúng ta cũng không thể nào xây dựng raw backlink, vì nó chẳng mang nhiều hiệu quả cho SEO hay cụ thể là đạt được vị trí thứ hạng tốt.

Thế Thì Có Giải Pháp Gì Để Dung Hòa Không?

Có đấy, tôi đã đề cập ở trên - backlink "tự nhiên".

Backlink tự nhiên là quá trình giữ nguyên giá trị của anchor text thông qua các raw backlink. Đề làm được điều này chúng ta cần tạo ra ít nhất 6 backlink nhưng chỉ dùng 2 trong số đó trỏ về landing page (trang bạn làm SEO).

Bạn có thể xem hình bên dưới để hiểu rõ hơn.


Giải Pháp Này Tại Sao Lại Giúp Chúng Ta Dung Hòa Vấn Đề Nêu Trên?

Như hình trên bạn sẽ thấy 2 backlink chính của chúng ta sẽ nhận được các "giá trị" từ achor của các backlink khác và ngay cả khi không có anchor text (2 backlink chính) nó vẫn giữ nguyên sức mạnh của các anchor text khác (vấn đề này chúng ta phải cùng kiểm chứng!).

Bạn thấy đấy, nếu sử dụng phương pháp này chúng ta sẽ giảm tỷ lệ các backlink "giả mạo" xuống đáng kể, điều này Google chắc hẳn sẽ thích hơn.

Chúc các bạn thành công.

Theo Seo4b

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

Chạy mọi ứng dụng trên máy ngay từ menu chuột phải

Folder Menu là ứng dụng giúp bạn chuyển đổi giữa các thư mục yêu thích trong Windows mà không cần mở Windows Explorer hay My Computer.
Ngoài chức năng “nhảy” tức thời giữa các thư mục, Folder Menu còn cho phép bạn thực thi các chương trình thường xuyên sử dụng, truy cập trang web yêu thích, tìm kiếm mở rộng, xem lại danh sách thư mục đã mở gần đây,…
Sau khi khởi động, chương trình sẽ chạy thường trực thông qua biểu tượng nằm bên dưới khay hệ thống. Bạn có thể kích hoạt giao diện chương trình từ bất cứ đâu và bất cứ lúc nào bằng cách nhấn đôi chuột lên biểu tượng này, hoặc nhấn tổ hợp phím tắt Windows+W.
Mặc định, chương trình đã tích hợp sẵn một số thư mục thường truy cập như: ổ đĩa C, User Profile, Program files, Windows, System32,… Để truy cập sâu hơn vào các thư mục con bên trong, bạn chỉ việc nhấn chuột phải lên thư mục cha.
Muốn thêm một đối tượng mới (thư mục, tập tin, địa chỉ web, khóa registry,…) vào danh sách này, bạn thực hiện theo một trong hai cách sau:
Cách 1: Duyệt đến đối tượng muốn bổ sung, nhấn nút giữa chuột (nút cuộn), chọn Folder Menu > Add Favorite. Xong, nhấn OK.

Cách 2: Nhấn chuột phải lên biểu tượng chương trình bên dưới khay hệ thống, chọn Options. Tại thẻ Favorites, bạn nhấn biểu tượng dấu +, đặt tên đối tượng tại mục Name, đường dẫn đến đối tượng đó tại mục Patch, biểu tượng tương ứng tại mục Icon. Xong, nhấn OK.
Folder Menu có tích hợp sẵn bộ lọc (Filter) cho phép người dùng tìm kiếm nhanh tập tin bên trong một thư mục theo từng loại định dạng. Bạn chỉ việc duyệt đến thư mục cần áp dụng bộ lọc, nhấn Windows+W, chọn Filter, chọn tiếp định dạng file muốn lọc, gồm: Document (tài liệu), Images (hình ảnh), Programs (ứng dụng), Text Files (văn bản thuần), Compressed (tập tin nén),… Lưu ý: Khi sử dụng chức năng Filter, bạn nên tắt bộ gõ tiếng Việt Unikey hoặc chuyển sang chế độ nhập liệu bằng tiếng Anh để không gặp lỗi.
Folder Menu là phần mềm nguồn mở, hoàn toàn miễn phí, dung lượng 408 KB, tương thích với mọi Windows, tải về tại đây.
Tham khảo Addictivetips
Theo Genk/MaskOnline
Girls Generation - Korean