Thông tin này được đại diện IBM cho biết, theo đó đây là kết quả khảo sát xu hướng công nghệ năm 2011 do hãng này thực hiện. Những kỹ sư tham gia khảo sát cho rằng giáo dục và y tế là những lĩnh vực hưởng nhiều lợi ích nhất từ công nghệ này, tiếp theo là các ngành dịch vụ tài chính, khoa học đời sống và khối chính phủ.
Theo kết quả báo cáo, các phần mềm phân tích kinh doanh là công nghệ được những chuyên gia CNTT chú trọng nhất. Trên thực tế, các phần mềm phân tích kinh doanh đang được tích hợp vào hầu hết mọi quy trình kinh doanh trong các tổ chức. Đa số những người tham gia khảo sát cho rằng nhu cầu về các công nghệ phân tích sẽ ra tăng mạnh mẽ trong tương lai. Báo cáo cũng chỉ ra rằng các nền tảng mở như Apache Hadoop và Linux sẽ ngày càng quan trọng hơn đối với các nhà phát triển phần mềm phân tích kinh doanh.
Theo bản cáo các Xu hướng Công nghệ 2011 của IBM thì 87% số người trả lời cho rằng các công nghệ mở sẽ có vai trò chủ yếu trong việc phát triển các ứng dụng trong tương lai; Trong vòng 2 năm nữa hơn 75% các tổ chức sẽ sử dụng điện toán đám mây; 51% số người tham gia khảo sát cho rằng việc ứng dụng điện toán đám mây là một phần trong chiến lược làm việc di động “mọi nơi, mọi lúc” của họ.
Những khác biệt về văn hóa ảnh hưởng tới việc ứng dụng kinh doanh qua mạng xã hội. Ấn Độ hiện đang phát triển mạnh mẽ các hình thức kinh doanh này với tỷ lệ ứng dụng là 57%, tiếp theo đó là Hoa Kỳ với 45% và Trung Quốc có tỷ lệ ứng dụng là 44%. Nga là quốc gia có tỷ lệ ứng dụng thấp với 19%.
Ông Jim Corgel, Phụ trách Quan hệ với các nhà Phát triển Phần mềm Độc lập của IBM phát biểu: “Kết quả của nghiên cứu rất rõ ràng: điện toán di động, điện toán đám mây, kinh doanh qua mạng xã hội và các công nghệ phân tích kinh doanh không chỉ dành riêng cho một số doanh nghiệp mà giờ đây đã trở thành trọng tâm phát triển CNTT của những tổ chức hiện đại.”
Để biết thêm thông tin về Báo cáo những Xu hướng Công nghệ 2011 của IBM và dữ liệu thu thập được của cuộc khảo sát, vui lòng truy cập www.ibm.com/developerworks/techtrendsreport.
Theo Lao Động
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét