Lạm phát 5 năm qua tăng gấp hơn 4 lần so với tốc độ tăng lương của người lao động. Nghĩa là thu nhập thực tế của người dân liên tục giảm.
Nếu chỉ nhìn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, bình quân khoảng 7% trong 5 năm qua, hay tốc độ tăng trưởng thu nhập của khối những người làm công hưởng lương, thì những con số tăng trưởng này có thể xem là thành tích quan trọng, TS. Nguyễn Đức Kiên, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết.
Nhưng, nếu nhìn vào tốc độ tăng CPI, có thể thấy rằng đời sống của người dân chưa được hưởng những lợi ích như đã tính toán trong kế hoạch.
Chưa kể đối với nông dân thì mức lạm phát như vậy là một thách thức rất lớn trong đảm bảo ổn định cuộc sống của họ.
Khi đề ra kế hoạch tăng trưởng kinh tế quốc dân, bao giờ Chính phủ cũng tính toán nâng mức đầu tư công vào xây dựng hạ tầng về giao thông, viễn thông, thủy lợi, y tế và giáo dục.
Với mức đầu tư như thế, chi phí của người dân sẽ giảm cho việc cho con em đi học, chi phí chăm sóc sức khỏe giảm. Nhưng thực tế thì chi phí này vẫn tăng.
Như vậy, dù tốc độ tăng trưởng GDP tương đối ổn định, các vấn đề xã hội được đảm bảo nhưng đời sống của người dân vẫn chưa thực sự được cải thiện.
Diễn biến của CPI chỉ là một trong nhiều vấn đề các chuyên gia kinh tế quan tâm. Những con số cụ thể khác là nhập siêu, là nợ công, bội chi ngân sách, cán cân thanh toán…Theo VnEconomy
Tin tức công nghệ, khoa học kỹ thuật mới nhất tại Việt Nam & các nước trên thế giới. Cập nhật những bài viết về kinh nghiệm, thủ thuật, sản phẩm mới, tin công ...
Thứ Sáu, 15 tháng 10, 2010
Giai đoạn 2005-2010: Lương tăng 13%, lạm phát tăng 55%
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét