Một dự án nghiên cứu trong 3 năm của đại học Havard xác nhận điều mà Jobs đã nói với một nhà báo 15 năm trước: "Sự sáng tạo chỉ là việc kết nối mọi thứ lại với nhau".
Bài viết trích từ cuốn sách Bí mật Đổi Mới của Steve Jobs: "Những nguyên tắc khác biệt tạo nên thành công đột phá" (McGraw-Hill, October 2010).
"Sự Sáng Tạo chỉ là việc kết nối mọi thứ lại với nhau"
Tên gọi của công ty, Apple, bắt nguồn từ một loại trái cây, đúng ra là bắt nguồn từ quan điểm một chiếc máy tính nên như như thế nào của Steve Jobs: đó phải là một thiết bị đơn giản và dễ tiếp cận.
Mặc dù Jobs đã bỏ học trường Đại học Reed ở Portland, ông vẫn thường quay lại Oregon định kỳ để chia sẻ suy nghĩ với những người có tư tưởng giống ông - những người theo phái Zen, có tên là All-One Farm, thường trồng táo.
Trong một chuyến đi, Jobs đã có một quan sát dường như là rất vụn vặt, một cải tiến với chữ I nhỏ. Tuy nhiên, phát hiện này của ông lại đem đến một nền tảng để thống nhất thương hiệu sản phẩm. Jobs và (Steve) Wozniak đã quyết định thành lập công ty riêng của họ với 1.000 USD. Họ cần một cái tên để hoàn thiện hóa sự hợp tác này.
Woznial kể lại: "Tôi nhớ khi đó tôi đang lái xe đi trên đường Cao Tốc 85 đón Steve từ sân bay. Steve trở về sau một chuyến thăm một nơi ở vùng Oregon, nơi mà anh ta gọi là vườn táo. Steve gợi ý một cái tên - Apple Computer... Chúng tôi đều đã cố gắng nghĩ tới những cái tên nghe có vẻ kỹ thuật hơn nhưng không thể có tên nào hay cả. Apple là tên hay nhất trong số những cái tên mà chúng tôi có thể nghĩ tới.
Chính vì thế, công ty được đặt tên là Apple. Nó phải được đặt là Apple".
Rõ ràng, câu chuyện của Steve Jobs và vườn táo đưa ra một cái nhìn mơ hồ về cách thức tư duy của Jobs.
"Sự Sáng Tạo chỉ là việc kết nối mọi thứ lại với nhau" (Ảnh: BusinessWeek) Trong nhiều năm liền, các nhà tâm lý học đã cố gắng tìm câu trả lời cho câu hỏi: "Điều gì làm lên sự khác biệt của những con người sáng tạo?"
Nhiều nhà nghiên cứu tại Trường Havard đã tiến hành một cuộc kiểm tra kỹ lưỡng nhất trong vòng 6 năm và phỏng vấn 3.000 tổng giám đốc điều hành của các công ty để tìm ra câu trả lời.
Nghiên cứu của Đại học Harvard chỉ ra rằng, kỹ năng số một phân biệt những con người sáng tạo và những chuyên gia bình thường là kết hợp - khả năng kết nối thành công những câu hỏi, vấn đề hay những ý tưởng dường như không liên quan tới nhau trong những lĩnh vực khác nhau.
Một dự án nghiên cứu trong 3 năm của đại học Havard xác nhận điều mà Jobs đã nói với một nhà báo 15 năm trước: "Sự sáng tạo chỉ là việc kết nối mọi thứ lại với nhau".
Quan điểm tạo ra những kết nối sáng tạo thông qua việc tìm kiếm trải nghiệm mới là điều đáng để đề cập sâu hơn, vì nó đóng một vai trò quan trong trong cách mà Steve Jobs đã phát minh ra hết sản phẩm tiên tiến này đến sản phẩm tiên tiến khác.
Jobs là người không đi theo những suy nghĩ mang tính lối mòn, ông luôn xông xáo tìm kiếm, tấn công và lật đổ những quan điểm truyền thống. Và theo Gregory Bern, một nhà thần kinh học lỗi lạc tại Trường Đại học Emory, những người như vậy, đặc biệt là những nhân vật thành công, đều bị lôi cuốn bởi những trải nghiệm mới".
Trải nghiệm những địa danh và những con người mới lạ
Jobs không nhìn mọi việc theo con mắt khác so với chúng ta. Jobs chỉ nhận thức chúng theo một cách khác. Tầm nhìn không giống với nhận thức, nhận thức phân biệt một người sáng tạo và một kẻ bắt chước. Tầm nhìn là một quá trình mà các hạt photon ánh sáng đập vào các tế bào tiếp nhận ánh sáng của võng mạc mắt và được truyền như những xung lực thần kinh tới các phần khác nhau của bộ não.
Nhận thức, như Berns đã chỉ ra "là một quá trình phức tạp hơn mà bộ não phiên dịch những tín hiệu này". Hàng chục người xem giao diện sử dụng đồ họa tại công ty nghiên cứu và phát triển Xerox PARC ở Palo Alto, nhưng chỉ mình Jobs có nhận thức hoàn toàn khác. Ông ấy có một khả năng sáng tạo vô biên.
Chìa khóa cho hướng suy nghĩ khác biệt chính là sự nhận thức hoàn toàn khác thông qua đôi mắt của một người tiên phong. Và để nhìn mọi thứ qua đôi mắt đó, bạn phải buộc não bộ của bạn tạo ra những kết nối nếu không mọi thứ sẽ bị bỏ lỡ.
Khi Steve Jobs tham gia khóa học viết chữ đẹp, đây là một trải nghiệm mới mẻ bùng cháy óc sáng tạo của ông. Khi Jobs ngồi trầm ngâm ở vườn táo, ông đã tìm thấy một điều mới dẫn dắt ông tới những suy nghĩ sáng tạo. Khi Jobs thăm Ấn Độ những năm 1970, ông trải nghiệm những điều hoàn toàn khác biệt so với cuộc sống ở ngoại ô California của ông khi ấy.
Và khi Jobs thuê những nhạc công, nghệ sỹ, nhà thơ và nhà sử học (để xây dựng Macintosh), ông ấy đã đặt mình trong những trải nghiệm mới và những cách nhìn mới về một vấn đề. Những ý tưởng sáng tạo nhất của Jobs là kết quả trực tiếp từ những trải nghiệm trong những hoàn cảnh địa lý cũng như giữa những con người được ông kết nối.
Phải chăng Steve Jobs nhìn mọi việc theo một cách khác? Đó là khả năng đặc biệt của Jobs? Bạn cũng có thể trở nên sáng tạo hơn nếu bạn luôn có suy nghĩ rằng não bộ của bạn sẽ chống lại từng suy nghĩ của bạn.
Để đạt được những trải nghiệm mới và lối suy nghĩ khác biệt về những vấn đề chung, bạn phải yêu cầu não bộ của bạn tiêu đốt năng lượng trong khi vai trò tự nhiên của nó là bảo tồn năng lượng càng nhiều càng tốt.
Đây không phải là một việc dễ dàng nhưng bằng cách bắt buộc bản thân bước ra khỏi vùng an toàn về thể chất lẫn tinh thần, bạn sẽ bắt đầu đốt cháy những khớp thần kinh, phát triển những bước nhảy để tạo ra những ý tưởng mới có khả năng thay đổi công ty và cuộc đời của bạn.
Đó là khi bạn đã có bắt đầu mở khóa Sáng Tạo của chính mình.
Theo VNR
Tin tức công nghệ, khoa học kỹ thuật mới nhất tại Việt Nam & các nước trên thế giới. Cập nhật những bài viết về kinh nghiệm, thủ thuật, sản phẩm mới, tin công ...
Thứ Bảy, 23 tháng 10, 2010
Muốn mở khóa Sáng Tạo, hãy học theo Steve Jobs
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét