Ngay sau khi GS Ngô Bảo Châu được trao giải thưởng Fields, nhiều nhà khoa học, nhà báo, chính trị gia, thế giới đã có lời nhận xét về công trình khoa học và chúc mừng thành công của ông.Tổng thống Ấn Độ Patil trao giải thưởng cho giáo sư Ngô Bảo Châu. (Nguồn: AFP/TTXVN)Đánh giá về công trình của GS Ngô Bảo Châu tại ICM 2010 - James Arthur, khoa Toán - ĐH Toronto (Canada):
Rõ ràng là chứng minh của Ngô rất khó và sâu sắc trên một phạm vi rộng lớn. Nhiều đối tượng hình học khác nhau được đưa ra hoàn toàn tự nhiên, phản ánh vô cùng chặt chẽ các đối tượng của công thức truy vết và phân tích hàm điều hòa cục bộ (local harmonic analysis), và ăn khớp với nhau hết sức tuyệt vời trong chứng minh của Ngô. Điều đó thực sự xuất sắc. Nhà khoa học Mỹ Peter Sarnak viết cho tạp chí TIME:Công trình bổ đề cơ bản của Ngô Bảo Châu đã chứng minh được lý thuyết mang tính cách mạng của nhà toán học người Mỹ Robert Langlands đưa ra năm 1979 về việc kết nối hai nhánh của toán học là lý thuyết số học và lý thuyết nhóm. Như thể mọi người đã làm việc ở bờ bên kia của con sông nhưng vẫn đợi một người bắc cây cầu qua. Và giờ đây tất cả các công trình nghiên cứu của những người đó đột nhiên được chứng minhJulie Rehmeyer, nữ phóng viên mảng khoa học và toán học, tạp chí Wired:
Ngô Bảo Châu đã dỡ bỏ được một trong những trở ngại lớn nhất của công trình vĩ đại trong nhiều thập kỷ bằng việc khám phá những mối liên quan ngầm giữa các lĩnh vực có vẻ khác nhau trong toán học. Vì thế, anh đã cung cấp một nền tảng vững chắc cho nhiều lý thuyết và những kỹ thuật phát triển có thể sinh ra một dòng chảy cuồn cuộn của những kết quả nghiên cứu mới.Con đường dẫn tới thành công của Ngô bắt đầu từ năm 1967, khi nhà toán học Robert Langlands có tầm nhìn táo bạo đến mức khó tin về một đường tắt (wormhole) kết nối các lĩnh vực có vẻ cách xa vời vợi. Ý tưởng của ông quá tham vọng và khó xảy ra đến nỗi khi ông gửi thư đầu tiên cho nhà lý thuyết nổi tiếng André Weil, ông đã mở đầu với những lời lẽ vô cùng ngại ngùng: “Nếu ông sẵn lòng đọc thư của tôi như một suy đoán đơn thuần, tôi đã rất biết ơn về điều đó; nếu không – tôi chắc rằng sọt rác của ông sẽ có ích". Phần lớn những giả thuyết do Langlands đề xuất vẫn chưa được chứng minh và từng được dự đoán rằng chúng sẽ khiến nhiều thế hệ các nhà toán học phải đau đầu. Sau ba thập kỷ nghiên cứu, chỉ một vài trường hợp lẻ tẻ trong các giả thuyết của Langlands được chứng minh. Bổ đề chưa được chứng minh này giống như một viên đá tảng chặn đường nhiều kết quả nghiên cứu khác, khiến nhiều nhà toán học từng phải giả định rằng bổ đề này là đúng và phát triển các nghiên cứu khác dựa trên những giả định đó, tạo ra một khối lượng lý thuyết khổng lồ có nguy cơ sụp đổ nếu bổ đề đó được chứng minh là sai.Ngô Bảo Châu chính là người giải quyết được nút thắt này. Cách tiếp cận của Ngô Bảo Châu cực kỳ mới lạ mà chưa ai từng nghĩ tới, tạo nên sự kết nối mạch lạc, khiến Bổ đề cơ bản phức tạp trở nên đơn giản.(Trích diễn từ giới thiệu nghiên cứu của GS Ngô Bảo Châu tại ICM 2010 tại Hyderabad)Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy chúc mừng Ngô Bảo Châu và Cedric Villani sau khi 2 người được trao Huy chương Fields:Kết quả tuyệt vời này khẳng định chất lượng trường toán học của Pháp. Năm này qua năm khác, trường toán học của Pháp cho ra lò những tài năng mới.GS TSKH Hà Huy Khoái (nguyên Viện trưởng Viện toán học Việt Nam):GS. Ngô Bảo Châu.Thành tựu của Ngô Bảo Châu là quá lớn, và tôi nghĩ rằng cũng cần một độ lùi nhất định của thời gian mới có thể nhận thức hết được. Tuy nhiên, đây đã là lúc nên để cho niềm vui lắng xuống, và nên suy nghĩ sâu hơn trước sự kiện này. (…) Nhưng, đây cũng là lúc phải nhìn nhận lại: Việt Nam đã đóng góp đến mức nào trong việc tạo ra một Ngô Bảo Châu của hôm nay. Nhìn lại, để tìm cách làm thế nào trong tương lai vẫn còn hy vọng thêm những Ngô Bảo Châu “made in Vietnam” nữa.Người ta có thể đặt câu hỏi: nếu Ngô Bảo Châu không được đi học ở Pháp, liệu anh có thể trở thành Ngô Bảo Châu hôm nay không? Câu trả lời dễ được chấp nhận nhất là: không!.
… Không thể không trăn trở với câu hỏi: tại sao nền giáo dục của chúng ta có thể tạo ra những học sinh đạt thành tích hàng đầu thế giới, mà không thể tạo ra lớp nhà khoa học hàng đầu?. Thậm chí, nền giáo dục ĐH của chúng ta chưa thể tạo ra những sinh viên hàng đầu thế giới. Nói cho cùng, vấn đề cơ bản ở đây vẫn là vấn đề đầu tư: đầu tư tiền bạc, đầu tư ý chí.
Ở bậc học phổ thông, khi mà đầu tư và quyết tâm, cũng như những chính sách của Nhà nước trong giáo dục còn nhiều điều bất cập, thì các gia đình là sự bù đắp: do truyền thống hiếu học, cha mẹ nào cũng cố nhịn ăn nhịn mặc cho con học, nên đầu tư vào giáo dục phổ thông ở nước ta, nếu tính chung cả Nhà nước và xã hội, thì chắc không thua bất cứ nước nào. Nhưng với giáo dục ĐH thì khác. Các gia đình hoàn toàn yên tâm khi con cái đã vào ĐH, và nếu muốn, họ cũng không thể tiếp tục đầu tư quá lớn cho con cái. Giáo dục ĐH là việc của Nhà nước, và chiến lược “quốc sách hàng đầu” không thể mãi là một khẩu hiệu đẹp.Ngô Bảo Châu đã đi du học, và đã thành tài… Nhưng, đường về thì sao? Không thể “bắt” người ta quay về bằng những chính sách “quản lý”, mà gần đây gây nên khá nhiều dư luận. Phải làm thế nào để những người học xong muốn quay về. Tuyệt đại đa số người đi học mong muốn được làm việc trên quê hương mình, nếu ở đó họ có đủ điều kiện để phát huy khả năng, sức lực, và có thể sống với công việc của mình.
Không ai không biết các cán bộ giảng dạy ĐH, cán bộ nghiên cứu ở nước ta ngày nay đang hưởng suất lương còm cõi đến mức khó hình dung được. Đã trở thành phổ biến một hiện tượng lẽ ra phải được xem là rất lạ: các giáo sư, tiến sĩ có thu nhập chỉ bằng khoảng 20% mức lương một học trò của họ vừa ra trường và vào làm việc trong công ty nào đó… Thử hỏi, nếu không thay đổi ngay tình hình đó thì bao giờ mới có những nhà khoa học giỏi tự nguyện về nước làm việc?. Và bao giờ thì học sinh giỏi mới dám chọn cho mình con đường làm khoa học?. Bao giờ Việt Nam có thể có được một Ngô Bảo Châu thứ hai?. GS Lê Tuấn Hoa (Chủ tịch Hội toán học Việt Nam):Làm việc không mệt mỏi, thông minh, may mắn, nhưng thành công của anh còn là sự góp sức của nhiều nhà khoa học. Nói một cách chính xác và rõ ràng hơn, anh đã trao đổi ý tưởng của mình với không biết bao nhà khoa học đầu đàn: Laumon, Lafforgue, Kotwitz, Wiles, Langlands, Drinfeld …, trong đó, có nhiều người từng đoạt Giải thưởng Fields. Đạt được kỳ tích một phần là nhờ anh đã biết tiếp thu chọn lọc, ý kiến những người “khổng lồ”. Ngô Bảo Châu quả là một trong những người xuất sắc của Việt Nam. Anh đã biết kết hợp cái tinh túy của người Việt Nam với thành tựu tiên tiến nhất của thế giới để tạo ra một công trình hiếm có.
Nếu Đảng và Nhà nước ta có chính sách sử dụng những nhân tài như anh một cách hiệu quả, chắc chắn thành công này của anh sẽ mở ra một trang sử mới cho toán học Việt Nam nói riêng và Khoa học Việt Nam nói chung.
Ý kiến cá nhân:
Thành công lớn nhất chắc phải thuộc về Giáo sư Gérard Laumon, người đã dạy Ngô Bảo Châu trong 17 năm ở Pháp. Ông đã dạy 2 học trò là Ngô Bảo Châu và Cedric Villani. Và cả 2 đều đạt Giải thưởng Fields. Ông mới chính là người có công lao lớn nhất.
Ngoài ra, đây cũng chưa hẳn là thành công của nền toán học của Việt Nam, mà trước tiên phải là thành công của nền toán học Pháp.
(Việt Nam có bệnh chém gió hơi bị to)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét